Nhật Bản là một quốc gia có bề dày lịch sử lâu đời và đáng ngưỡng mộ, trải qua thời kỳ lịch sử, biến cố và gặp phải những trắc trở thiên tai như động đất, sóng thần, Nhật Bản vẫn mạnh mẽ đứng lên. Chính những trắc trở và biến cố đó đã tôi luyện nên một tinh thần dân tộc mạnh mẽ, kiên trì và bền bỉ. Đặc biệt, tinh thần trong làm việc, cách ứng xử và những đức tính cao đẹp của người Nhật khiến cho người đời phải khâm phục.
Văn hóa Nhật Bản hàng ngàn năm đã hình thành nên những phong tục, tập quán, lễ nghi trong văn hóa ứng xử, cách ăn mặc và lối sống sinh hoạt hằng ngày của người dân Nhật Bản. Do vậy, trong kinh doanh, người Nhật cũng thể hiện văn hóa riêng. Văn hóa ứng xử trong kinh doanh của người Nhật cũng không khác gì phương Tây, đó là sự lịch thiệp, nhạy cảm và cung cách tốt. Bài viết sau giúp bạn khám phá về văn hóa kinh doanh của người Nhật Bản.
I. Ảnh hưởng từ nền văn hóa chung của người Nhật
Đất nước Nhật Bản luôn được biết đến là một đất nước có nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp hài hòa cái mới và cái cũ tạo nên những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản. Văn hóa Nhật bản cũng được đánh giá là một yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của xứ hoa anh đào như ngày hôm nay, là động lực thúc đẩy sự thay đổi của đất nước. Chính vì vậy, văn hóa trong kinh doanh của người Nhật cũng cũng bị ảnh hưởng từ nền văn hóa chung và tạo ra nét khác biệt trong kinh doanh của người Nhật so với các nước khác trên thế giới.
II. Tính cách, con người quyết định đến văn hóa kinh doanh
Văn hóa trong kinh doanh ở Nhật Bản là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hóa hiện đại đến truyền thống tạo nên nét đặc trưng riêng trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên để tạo điểm nhấn trong nét đặc trưng này, con người và tính cách quyết định một phần lớn đến văn hóa kinh doanh nói chung cũng như cách ứng xử, phong cách làm việc của họ trong lĩnh vực này nói riêng.
1. Với người làm việc trong công ty
Đối với mỗi cá nhân làm việc trong bất kỳ một tổ chức nào, họ phải chấp nhận làm quen với môi trường làm việc. Và người Nhật Bản cũng không phải ngoại lệ, tuy nhiên Nhật Bản có những nét đặc trưng riêng trong văn hóa doanh nghiệp như cúi người chào khi gặp đối tác, đồng nghiệp hoặc cấp trên, cách ứng xử qua điện thoại của nhân viên, thái độ làm việc và đặc biệt họ rất coi trọng hình thức như trang phục, phép lịch sự tối thiểu,..
2. Với đối tác kinh doanh, làm ăn với công ty Nhật
Đối với các đối tác kinh doanh thì danh thiếp là thứ nhất định phải có. Họ có những cách ứng xử khi trao đổi danh thiếp cho các đối tác làm ăn như không bao giờ đưa danh thiếp trên bàn hay chơi đùa với danh thiếp. Người Nhật rất quan trọng lễ nghi văn hóa, do vậy, khi đưa danh thiếp, nhất thiết phải đưa bằng hai tay với mặt tiếng Nhật được lật lên. Doanh nhân khi đưa danh thiếp phải cúi đầu chào. Sau khi nhận, hãy nói:”cám ơn” thật tử tế, và đừng nên cất vào túi quần ngay mà phải đọc thật kỹ rồi cất cẩn thận.
III. Đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của người Nhật Bản
1. Sự riêng tư rất được coi trọng
Nét đặc trưng trong tính cách cũng như văn hóa giao tiếp của người Nhật là sự im lặng, họ thường hành động và thể hiện bản thân nhiều hơn là nói. Chính vì vậy trong khi làm việc, họ rất coi trọng sự riêng tư, họ xem như đó là một phép lịch sự tối thiểu.
2. Sự đoàn kết trong nhóm là quan trọng
Trong quá trình làm việc nhóm, để đạt được mục tiêu đề ra và đem lại kết quả tốt thì yếu tố đoàn kết là chỉ tiêu phải có trong bất kỳ một nhóm làm việc nào. Người Nhật Bản cho rằng mỗi tổ chức phải có sự đoàn kết thì mới có thành công.
3. Danh thiếp là những tấm bùa may mắn
Danh thiếp rất được coi trọng khi chào hỏi và làm quen lần đầu. Sau khi nhận danh thiếp, phải giữ gìn cẩn thận để thể hiện sự tôn trọng đối với người mình gặp. Họ xem như đó là một tấm bùa may mắn và mọi hành động làm phá hủy hay không tôn trọng sẽ không được chấp nhận. Đối với danh thiếp họ cũng có văn hóa ứng xử như không được nhét vào túi, mà phải cẩn thận cho vào sổ danh thiếp, còn lúc đang nói chuyện thì phải tạm đặt nó lên bàn. Lúc trao danh thiếp cũng phải hết sức thận trọng, nên cầm hai góc của danh thiếp và hướng chữ về chính diện người được trao.
4. Tuổi tác tương đương với thâm niên kinh nghiệm
Trong môi trường làm việc tại Nhật, những nhân viên có thâm niên lâu năm và tuổi cao cùng với kinh nghiệm dày dặn, chuyên môn cao, tay nghề giỏi sẽ được giữ những vị trí quản lý, thợ cả hoặc truyền dạy nghề cho các thanh niên trẻ và tất nhiên họ được nhận mức lương cao.
5. Im lặng là vàng
Người Nhật luôn coi trọng sự im lặng vì đối với họ sự im lặng chính là cách thể hiện tốt nhất thành quả làm việc của mình hơn là việc nói mà không làm được. Họ luôn thể hiện sự im lặng trong phong cách làm việc, chỉ khi nào thực sự cần thiết thì họ mới bày tỏ quan điểm cá nhân.
6.Tác phong trên bàn ăn nói lên nhiều điều
Phép lịch sự trong khi ăn cùng đồng nghiệp, đối tác và cấp trên cũng là nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của người dân ở xứ hoa anh đào. Họ cho rằng cách ứng xử trên bàn ăn cũng thể hiện tính cách, lối sống và tinh thần của người Nhật, vì vậy họ luôn coi trọng các quy tắc khi ăn như là phép lịch sự và tôn trọng người khác.
7. Những quy định bất thành văn trong cách ăn mặc
Sự coi trọng hình thức được xem là một đặc điểm thể hiện văn hóa Nhật Bản. Chú ý đến hình thức bên ngoài là phép lịch sự thể hiện việc giữ gìn phẩm chất con người, nhất là trong môi trường kinh doanh. Trang phục phù hợp với hoàn cảnh, gọn gàng, sạch sẽ ảnh hưởng quan trọng đến uy tín của cá nhân và của công ty. Trong việc giáo dục, đào tạo nhân viên, có công ty còn chú ý đến việc hướng dẫn chi tiết từ trang phục đến cách để đầu tóc, móng tay. Phương châm của người Nhật là xuất phát từ hình thức, có nghĩa là bắt đầu từ việc hoàn thiện hình thức, sau đó tiếp tục cụ thể hóa dần nội dung.
IV. Bài học về văn hóa kinh doanh của người Nhật với các đất nước láng giềng
1. Nước ngoài học được gì từ văn hóa kinh doanh của người Nhật
Văn hóa kinh doanh Nhật Bản là điều mà các nước khác muốn học hỏi và áp dụng. Một số nước đã học được rất nhiều bài học kinh nghiệm của người Nhật về cách ứng xử của họ trong kinh doanh như thái độ làm việc, phong cách làm việc, tác phong làm việc, kinh nghiệm làm việc,…
2.Kinh nghiệm khi làm việc, hợp tác với người Nhật
Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm khi làm việc và hợp tác với người Nhật: khi giới thiệu hay bán hàng tại gian trưng bày, người phụ trách bán hàng không được ăn, uống trước mặt khách hàng, cho dù phía trước gian hàng chỉ thấy có khách đi qua lại, phải luôn đứng và tươi cười mời chào khách với thái độ thật niềm nở và cám ơn cho dù khách đó chỉ nhìn vào gian hàng. Thứ hai, người Nhật rất coi trọng chuyện gặp mặt trước khi bàn bạc hợp tác và rất chu đáo trong việc chăm sóc khách hàng. Trong giao dịch thương mại, vấn đề quan hệ cá nhân là vô cùng quan trọng, họ luôn đặt vấn đề đối tác của mình phải là một người có quan hệ rõ ràng và không mập mờ,…
ISORA VIỆT NAM